Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy

Chương 40: Muốn mời lên ăn

Hề quá ? Tui up truyện lên cả nửa tiếng, chẳng thấy ai thèm nói năng gì. Đang nản kèo ko mún up nữa thì phát hiện ra nãy giờ tui để dạng bản thảo, chưa có up lên. Gà vãi lúa?

Cả ngày thứ sáu tôi chần chờ mãi không biết nên mở lời thế nào. Chả là mẹ tôi mời nhà Tuấn Anh chủ nhật lên nhà tôi dùng cơm, không phải mình cậu ấy mà là mời cả gia đình.

Tôi hỏi mẹ "Sao không mời mình Tuấn Anh thôi?" Mẹ nói "Phải cảm ơn cả nhà người ta chứ Tuấn Anh đang còn nhỏ, mọi chuyện đều phải bố mẹ cho phép thì mới được làm. Là cả gia đình người ta giúp đỡ nhà mình."

Không phải tôi không có ý thức cảm ơn người lớn mà tôi sợ Tuấn Anh sẽ không thoải mái. Tính khí cậu ấy thích gì thì nổi khùng lên làm đó. Không biết tuần trước lên thăm tôi có cho bố mẹ cậu ấy hay không nữa?

Bố cậu ấy thì chắc chắn là bận không thể đến được, kể cả xưa giờ đi đám tiệc trong xóm cũng toàn là mẹ cậu ấy đi cả. Nhưng nếu đã mời thì tôi vẫn phải mở miệng trình bày rõ ràng rành mạch là mời những ai. Lỡ Tuấn Anh không vui khi có người lớn thì sao?

Mẹ cậu ấy và bé Ánh Dương thì tôi không ngại, tôi sợ Tuấn Anh ngại. Nhưng từ bé tới giờ Ánh Dương ăn cơm nhà tôi rất nhiều lần rồi, cứ buổi trưa lên mà gặp đúng giờ cơm lại không có ba tôi ở nhà là bị tôi với mẹ dụ dỗ vào lùa cơm ngay. Chắc Tuấn Anh sẽ cho phép em gái đi cùng mình lên dùng bữa chứ?

Không phải tôi nghĩ xấu cho Tuấn Anh mà thực sự từ nhiều năm nay cậu ấy chưa bao giờ trực tiếp tới nhà tôi cả, không đi cùng mẹ cũng không lên với em. Tôi sợ cậu ấy giấu giếm gia đình chuyện thân thiết quá mức với tôi.

Nhưng thực tế là tôi đã nghĩ xấu cho cậu ấy thật.

Nghĩ nhiều nhưng chẳng đúng bao nhiêu.

Thực ra là chẳng đúng được ý nào.

Tại sao tôi biết à? Vì Tuấn Anh trực tiếp khuấy đều cái đầu óc bã đậu của tôi lên chứ đâu!

Tiếng búng tay của Tuấn Anh kéo tôi về lại thực tại, tôi lơ ngơ nhìn qua thì mới biết đã tối mịt, cậu ấy cũng đã dọn hết đồ đạc vào cặp cho tôi rồi.

Không còn thời gian đắn đo nữa, tôi nói: "Ngày ngày mai... À... Không. Chủ nhật. Chủ nhật nhà An..."

Tuấn Anh bật cười, đeo balo của cả hai người rồi kéo tôi đứng dậy, nói: "Thì ra cả ngày nay mơ màng vì chuyện này?"

Tôi nhìn sang, hỏi: "Tuấn Anh biết chuyện gì à?"

"Biết." Cậu ấy gật đầu rồi vươn tay tắt hết đèn trong phòng học, nói: "Chủ nhật Tuấn Anh lên nhà An ăn cơm đó. Không muốn Tuấn Anh lên hay gì mà nói ấp úng thế?"

Tôi đứng dựa lan can, nhìn cậu ấy khép cửa, nói: "Không phải như vậy."

Cậu ấy đi tới khoác lấy vai tôi rồi tắt đèn hành lang, hỏi: "Vậy làm sao mà phải rối rắm? Nói nghe chơi, Tuấn Anh xử lý cho! Hay đang nghĩ lý do để nhờ Tuấn Anh từ chối khỏi cần lên?"

"Đã nói không phải mà." Tôi sóng vai đi cùng cậu ấy, quyết tâm nói thật: "Mẹ An muốn muốn mời mời..."

Tuấn Anh cười cười, bàn tay nhéo má tôi một cái, nói tiếp lời trong đầu tôi: "Mẹ An muốn mời cả gia đình nhà Tuấn Anh lên dùng bữa cơm thân mật."

"Sao Tuấn Anh biết?" Tôi tròn mắt quay sang.

Tuấn Anh cũng nghiêng đầu nhìn lại: "Hồi nãy Tuấn Anh cũng nói mình biết mà An không chịu hỏi. Tận bây giờ mới hỏi sao Tuấn Anh biết. Có phản ứng chậm quá không vậy?"

Cậu ấy cười, cụng đầu nhẹ xuống đầu tôi, nói: "Kiểu này là hôn hồi sáng mà tối về nằm mới cảm thấy sướng à?"

Tôi đang định trả lời thì nghe cậu ấy nói lời xằng bậy, vậy là bối rối đẩy người ra, bỏ đi về phía trước.

Tới ghế đá tôi ngồi xuống, hôm nay phải nói cho xong chứ không tự ý bỏ về như mọi khi được nữa.

Tuấn Anh cười, không ngồi bên cạnh tôi mà ném balo xuống, cậu ấy ngồi quỳ trước người tôi, cười nói: "Hôm qua mẹ An tới nhà mời mà. Vậy Tuấn Anh mới biết chứ."

Thì ra là mẹ cũng trực tiếp tới nhà cậu ấy mời rồi.

Tôi gật đầu, giải thích lại: "Lúc nãy Tuấn Anh nói 'biết' là An tưởng do tuần trước lúc ở viện về mẹ An đã nói với Tuấn Anh thôi."

"Chỉ nghĩ hôm đó mẹ mời mỗi Tuấn Anh, nên khi Tuấn Anh nói biết mời cả nhà thì mới ngạc nhiên như vậy."

Tôi nghĩ nghĩ lại lí nhí bổ sung thêm: "Không phải An phản ứng chậm." Tôi không muốn mình ngu si chậm tiêu trong mắt cậu ấy.

Cậu ấy gật gật đầu: "Ra là vậy."

Nói rồi lại cười cười, gãi nhẹ lòng bàn tay tôi, trêu ghẹo: "Vậy tức là hôn lúc nào sướng lúc đó, tối muốn sướng nữa thì phải hôn lại đúng không?"

"..."

Tôi tá hoả đứng bật dậy làm Tuấn Anh ngã ngồi ra sân. Cậu ấy cười ha hả rồi lên ghế đá ngồi phịch xuống. Lại còn vô liêm sỉ ngoắc ngoắc tôi rồi vỗ vỗ lên đùi mình nữa chứ.

Mặt tôi nóng bừng, lắp bắp nói: "An An kh... không có ý đó!"

Tuấn Anh vẫn còn cười, chồm người lại gần cầm bàn tay tôi kéo về, hỏi: "Ý đó là ý gì?"

Tôi bị kéo lảo đảo, suýt thì ngồi vào lòng cậu ấy thật. Tôi nhích mông ra một chút nhưng lại bị cậu ấy kéo sát về bên người.

"Đang ở sân trường đó." Tôi la khẽ.

"Tuấn Anh có làm gì đâu." Cậu ấy khoác vai tôi rồi vươn ngón tay mân mê khuyên tai hình trái tim.

Vành tai tôi ngứa ngáy, cảm giác tê dại nóng hổi nhưng càng nhúc nhích cậu ấy càng giữ chặt, còn đưa tay kia ôm má tôi lại, ép đối diện cậu ấy, uy hiếp: "Không cho sờ là Tuấn Anh hôn tại đây đó!"

Tôi ngồi im, hoàn toàn quên sạch sẽ lý do mình ngồi ở lại chỗ này.

Một lúc sau Tuấn Anh nhẹ nhàng hỏi: "Cả ngày nay An suy nghĩ đắn đo chuyện gì?"

"Nếu An không muốn Tuấn Anh gặp ba mẹ An đến vậy thì Tuấn Anh không lên nữa."

"Không sao cả. Tuổi nhỏ đừng suy nghĩ nhiều mà làm gì cho mệt người ra."

"Không phải vậy mà." Tôi sực nhớ ra nên quay sang nói rõ: "Là là do mẹ An muốn mời cả bố, cả mẹ, cả em Tuấn Anh nữa. An là sợ Tuấn Anh không thoải mái."

Cậu ấy nhíu mày chăm chú nhìn tôi, hỏi lại: "Không thoải mái chuyện gì?"

Tôi đáp: "Thì sợ Tuấn Anh giấu giếm gia đình chuyện chuyện... chuyện chơi thân với An." Định nói là "chuyện với An" nhưng may mà tôi cắn lưỡi kịp thời thêm được hai từ "chơi thân" vào.

Cậu ấy thở dài thật dài sau đó dùng hai bàn tay ấm áp ôm lấy mặt tôi, bắt tôi nhìn vào mắt cậu ấy rồi dịu dàng nói.

"An à, thực sự An nghĩ nhiều quá rồi."

"Nghĩ nhiều không tốt cho sức khoẻ đâu."

"Trong những lần chúng ta nói chuyện mà An không nhận ra là cả nhà Tuấn Anh đều biết chúng ta thân thiết sao?"


"Tuấn Anh có giấu gì đâu."

"Từ ngày bé tí Tuấn Anh đã đòi bố mẹ lên lấy trộm An về nhà mình nuôi rồi."

"Bố mẹ cũng thường đùa, hay là lên xin nhận An làm con nuôi. Ánh Dương thì chọc ghẹo Tuấn Anh thương An hơn thương nó."

"Bố mỗi lần đánh Tuấn Anh thì câu cửa miệng đều là "Mày thân với thằng An như vậy mà sao không mở to mắt ra mà xem con nhà người ta từ bé tí lăn lóc khổ sở như nào mà lớn lên ngoan ngoãn đáng yêu, còn mày chỉ có ăn với học mà làm trời làm đất." Bố biết chúng ta thân nhau."

"Còn mẹ thì khỏi nói, An quá rành rồi đúng không? Mẹ là người Tuấn Anh tâm sự về An nhiều nhất. Suốt thời gian còn nhỏ, những câu chuyện mà Tuấn Anh nói với mẹ hầu hết toàn là về An thôi."

"Ánh Dương cứ tí lại lượn lên đấy ăn vặt, còn tự tiện ăn chực nhà An không biết bao nhiêu lần. Trong miệng của nó hở ra là anh An thế này, anh An thế nọ. Nó rất thích An."

Tôi cười, chỉnh lại lời cậu ấy: "Là do An cứ gọi em ấy vào ăn mà. Đâu gọi là ăn chực được."

Ở quê tôi, trẻ con sang nhà hàng xóm ăn là chuyện thường. Nhưng đấy là với gia đình bình dân như tụi tôi, không rõ nhà khá giả như Tuấn Anh, nếu biết con mình ăn ké ở nhà người khác thì có khó chịu hay không, nên phải giải thích cho cậu ấy. Nhưng nghe giọng điệu của Tuấn Anh thì rõ ràng là đã biết em ấy ăn ở nhà tôi từ ngày nhỏ nhưng vẫn dung túng đến tận giờ. Nhà cậu ấy thật dễ chịu mà.

"Ừ. Thế nào cũng được." Cậu ấy dùng hai ngón tay cái niết lấy má tôi, cười nói: "Vậy nên đừng có nghĩ nhiều nữa. Không có gì đáng để lo ngại cả."

"Tuấn Anh chẳng có gì khó xử hết. Được đến nhà An ăn cơm còn thấy vui nữa." Cậu ấy đứng dậy kéo tôi, nói: "Đi thôi. Ngày mốt cả nhà Tuấn Anh lên ăn chực một bữa nhé?"

Tôi phì cười. Cuối cùng cũng thấy trong lòng nhẹ nhõm. Tuấn Anh đưa tôi về tận cổng nhà, trước khi chia tay, tôi hỏi rõ cậu ấy thích món gì nhưng Tuấn Anh nói tôi nấu ăn rất ngon, hợp khẩu vị cậu ấy nên tôi cứ nấu món nào mà bản thân muốn là được, cứ nấu như ngày thường, không cần kì công vất vả. "Tuấn Anh muốn ăn món mà An thích."

Cứ nghĩ Tuấn Anh nói cả nhà tức là ba người thôi, ai ngờ hôm đó cả bố cậu ấy cũng sơ mi đóng thùng lịch sự tới, tác phong oai nghiêm chẳng phù hợp với khung cảnh đơn sơ xung quanh chút nào. Y như cán bộ tới thăm hỏi gia đình thuộc diện chính sách vậy.

Mọi người không đi xe hơi mà chạy hai xe máy, Tuấn Anh chở mẹ đến trước, mẹ tôi vừa hỏi "Sao bé Ánh Dương không tới?" thì bố cậu ấy xách theo bé Ánh Dương nối bước khoan thai vào sau.

Tôi với mẹ đều bất ngờ, ngoài dự đoán, mẹ tôi cũng cho rằng "Mời cho có thôi chứ người ta bận rộn, dễ gì mà tới nhà mình."

Tôi nhéo em trai rồi cùng khoanh tay cúi đầu chào cô chú. Cô chú cũng cười gật đầu chào mẹ tôi từ ngoài cửa, Tuấn Anh và Ánh Dương lên tiếng chào hỏi vô cùng lễ phép. Lúc bước vào thềm nhà bố cậu ấy vươn tay ra, mẹ tôi hơi sửng sốt sau đó lau tay vào quần rồi cười bắt tay với chú ấy. Tưởng màn chào hỏi xã giao đến đây kết thúc được rồi ai ngờ chú ấy lại chìa bàn tay ra trước mặt tôi.

?

Tôi cứng người mất một giây rồi nhanh chóng cúi người chào chú ấy một lần nữa, sau đó mới chùi tay vào ống quần rồi...

...Rồi không có gì cả bởi vì Tuấn Anh đã xông lên đập tay chú ấy rớt xuống cái 'bộp', nói: "Bố có thôi đi không?"

Chú ấy thu tay lại, rồi mỉm cười, gật đầu nhìn tôi: "Thời gian trôi nhanh quá!"

"..."

Nhìn mặt tôi già vậy sao?

Dấu vết thời gian hằn sâu trên khuôn mặt khiến chú ấy vừa gặp đã phải cảm khái thời gian trôi nhanh rồi? Tôi rất muốn chạy đi soi gương thử xem đó!

Mẹ tôi mời mọi người vào phòng khách ngồi uống nước. Nhà Tuấn Anh đến quá sớm so với dự tính. Em trai tôi chạy tót xuống nhà dưới, canh chừng củi lửa.

Mẹ Tuấn Anh cười nói: "Ông này đi chơi mà tác phong cứ như đi làm ấy! Nói bao nhiêu lần cũng không đổi. Hồi nãy còn mặc đồ y như đi làm, bị Tuấn Anh nhằn một hồi mới chịu thay đồ bình thường."

Đồ đi làm là quân phục ấy hả?

Tôi lén lút nhìn sang. Chú ấy rõ ràng là đang mỉm cười nhưng lại vô thức toát ra phong thái uy nghiêm hơn hẳn người thường. Tuấn Anh đúng là rất giống bố.

Chú ấy bất ngờ nhìn sang tôi, cười thân thiện nói: "Đến gặp bạn thân của Tuấn Anh nên muốn ăn mặc trang trọng chút ấy mà."

Trang trọng? Cứ làm như tôi là quan chức cấp cao ấy. Bố cậu ấy thật vui tính. Hờ Hờ.

Ánh Dương cũng ngoan ngoãn chào xong là chạy tuột xuống bếp, nói: "Hồi sáng cháu đi học thêm nên không ghé phụ cô được. Còn làm gì nữa để cháu giúp?"

Tôi chạy theo kéo con bé, nói: "Đi lên nhà chơi. Để anh làm cho. Sắp xong rồi."

Tuấn Anh lại kéo tôi lên nhà, nói: "Cứ kệ nó đi. Làm cho quen, mốt đi lấy chồng không biết làm lại bị vả cho vài phát."

Ánh Dương bĩu môi: "Em mà lấy chồng thì phải lấy người như anh An. Anh ấy sẽ nấu cho em ăn."

Ánh Dương còn bé xíu, chỉ nói giỡn nên tôi chẳng để ý. Nhưng Tuấn Anh thì không giống vậy, cậu ấy đùng đùng xông tới cốc đầu em nhỏ 'Coong' một cái vang như chuông chùa. Quát: "Tao tát cho bây giờ! Ăn nói thế hả?"

Tôi can cậu ấy, xoa xoa đầu cho Ánh Dương, nhưng mới hé miệng đã thấy em nhỏ xông tới đấm Tuấn Anh 'Bộp' một cú, la lên: "Em nói lấy người như ảnh chứ có đòi lấy anh ấy đâu. Bị điếc hả? Vâng anh An của anh tất! Ai mà thèm!"

Tuấn Anh vươn tay tới: "Mày nói ai điếc hả?"

Tôi phải cấp tốc giữ tay cậu ấy rồi nói em trai mình ngăn Ánh Dương lại. Nó ít tuổi hơn con bé nhưng chơi cũng thân, cùng là dân lang bạt giang hồ với nhau, đều là dân chuyên dỡ nóc nhà cả.

Mẹ Tuấn Anh ngó xuống, la lên: "Hai cái đứa này! Để về nhà rồi đánh nhau sau! Có biết đang ở nhà cô không hả?!"

Ánh Dương đẩy em trai tôi vào bếp, còn quay lại giơ nắm đấm với Tuấn Anh, nói: "Biến!!!"

Tuấn Anh lại xông tới: "Về nhà mày chết với tao!"

Tôi phải ôm cả người cậu ấy: "Thôi được rồi mà! Đừng cãi nhau nữa!" Phải là 'đừng đánh nhau nữa' mới đúng. Anh em nhà này manh động quá!

Ánh Dương vẫn không chịu nhịn chút nào, gọi với ra: "Em mà là anh An á, em cạch mặt anh Tí lâu rồi. Tính cọc như chó điên!"

Tôi nhìn lên thấy Tuấn Anh định chửi lại thì vươn tay che miệng cậu ấy, năn nỉ: "Thôi bỏ qua đi. Tự nhiên chuyện có gì đâu mà đánh con bé thì nó cũng bực chứ bộ."

"Nó ăn nói bậy bạ!" Tuấn Anh hằm hằm.

Tôi vuốt ngực cậu ấy, dỗ: "Thôi mà, Ánh Dương nói giỡn thôi. Với lại Tuấn Anh hiểu lầm, ý là kiểu người biết nấu ăn như An. Chứ ai mà thèm lấy An."

Tuấn Anh nghe đến đó thì mới vui vẻ cười cười, cúi xuống thầm thì trêu ghẹo: "Tuấn Anh thèm!"

"..."

Tôi đẩy Tuấn Anh ra, nhưng cậu ấy cứ đi theo quấn chân, đòi làm này làm kia không giống khách tí nào, vậy nên tôi phải ủn cậu ấy lên tận phòng khách ngồi với mọi người.

Đang tính đi xuống thì tôi nghe loáng thoáng được một chuyện rất là li kì, vậy là đứng nấp sau bức tường nghe lén.

Bố Tuấn Anh nói chú ấy cũng coi như là cha đỡ đầu của tôi rồi mẹ tôi cảm ơn gia đình chú ấy rối rít.

Sau đó chuyển sang nói mấy năm nữa ở đây quy hoạch làm đường, nên dặn mẹ tôi có xây nhà thì nhớ đổ móng cao lên.


Ủa? Đang nói chuyện bố đỡ đẻ gì đó mà?

Tại sao lại sang làm đường?

Rồi sao nữa? Đoạn đầu đâu? Đoạn cuối đâu? Ủa kì vậy? Không phải lúc này mọi người nên hồi tưởng lại quá khứ, rồi mỗi người cùng kể một chi tiết ra, để tôi ráp vào thành một đoạn tiểu thuyết kinh điển sao?

"HÙ!!!"

Tôi đang suy nghĩ thì thằng em mắc dịch nó nhảy ra hù một cái, làm tôi hết hồn trượt tay cắm đầu bổ nhào xuống thềm phòng khách. Vừa tức vừa quê. May mà không ai biết tôi đang nghe lén.

Mọi người đều hốt hoảng hỏi tôi "Có sao không?" Mẹ tôi thì la em trai, "Suốt ngày phá anh thôi." Bố Tuấn Anh gần tôi nhất nên vươn tay kéo tôi ngồi lên ghế bên cạnh. Tuấn Anh đứng dậy muốn đỡ tôi nhưng thấy vậy thì cũng ngồi lại về chỗ.

Chú ấy nói: "Lớn nhanh quá! Tụi nhỏ trưởng thành thì chúng ta cũng già mất rồi." Bàn tay vẫn đặt trên vai nên tôi không dám di chuyển.

Mẹ Tuấn Anh cười, nói với em tôi: "Anh An có bệnh tim, Bình đừng hù doạ bất ngờ để anh sợ nghe!"

Tôi:?

Tôi có bệnh tim á?

Nhìn thái độ của người lớn thì đúng là như vậy thật. Mẹ tôi còn nói, "Cả chục năm nay không tái phát, bây giờ cũng vận động mạnh được rồi..." Bố mẹ Tuấn Anh dặn dò, "Khi nào rảnh thì đưa cháu nó đi thành phố khám lại cho yên tâm."

Ồ! Thì ra tôi còn có bệnh tim.

Nhưng không phải trên phim ai bị bệnh tim đều chết ngắc sao? Tôi vẫn còn sống nè.

Tôi tưởng mình nghĩ câu đó trong đầu, ai ngờ bố Tuấn Anh trả lời bên cạnh "Cháu bị nhẹ thôi, đã chữa trị rồi nên cũng đỡ. Nhưng cháu hay xỉu như vậy thì chú nghĩ vẫn là nên chú ý đừng làm việc quá sức hay vận động quá mạnh."

"Dạ. Cháu hiểu rồi ạ."

Tôi không hiểu gì hết! Tim cũng có năm bảy loại bệnh tim cơ à? Chút nữa phải hỏi mẹ rõ ràng xem hồi bé bác sĩ nói chính xác tôi bị tim gì mới được.

"Cháu có hay cảm thấy hồi hộp, tim đập, chân run không?" Chú ấy hỏi.

"..."

Tôi chột dạ liếc sang Tuấn Anh, đây toàn là những biểu hiện khi ở bên cạnh cậu ấy mà. Như vậy là tim có bệnh sao? Hoá ra lâu nay tôi tưởng bệnh tim là tình yêu. Vậy chúng tôi phải chia tay vì giữa chúng tôi chỉ có tim bệnh không có yêu đương sao?

Tuấn Anh bước qua bên này ngồi bên cạnh tôi.

Bố cậu ấy sờ trán tôi rồi nói qua với mẹ tôi: "Sao mặt mũi nó tái mét vậy?"

Tuấn Anh đẩy tay bố cậu ấy ra rồi chỉnh chỉnh tóc cho tôi, nói giúp: "An Bình mới hù xong nên bị giật mình ấy mà."

Tôi cũng cười, đáp lại: "Dạ, cháu không sao đâu."

Tuấn Anh giải thích rõ cho tôi hiểu: "Ý bố là muốn hỏi An có gặp những dấu hiệu đó thường xuyên không? Cảm giác mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, mệt tim hơn bình thường, khi sợ hãi, lo lắng quá độ thì lòng bàn tay hay ra mồ hôi trộm, thỉnh thoảng sẽ lạnh ngắt..."

À... Thì ra là phải có cảm giác mệt mỏi.

Vậy thì giữa tôi và cậu ấy vẫn tồn tại tình yêu nha! Vì lúc tim đập nhanh sẽ thấy sướng sướng phê phê chứ không hề mệt tí nào! Thật là phấn khích quá đi!

Tôi bình tĩnh trả lời: "Thỉnh thoảng thôi chú ạ. Khi sợ chuyện gì đó..."

Chú ấy gật đầu: "Vậy là vẫn còn rối loạn nhịp tim nữa đấy! Cháu nên cẩn thận vẫn hơn. Đừng thấy lâu nay mình khoẻ lên rồi cậy mạnh. Biết chưa?"

Tôi cười, đáp: "Dạ vâng. Cháu cảm ơn ạ."

Chú ấy cũng bật cười, vỗ vỗ vai tôi: "Ơn huệ cái gì! Gọi bố một tiếng là được."

"..."

?

???

Câu này nghe quen quen!

Sao y hệt Tuấn Anh mỗi lần chọc ghẹo tôi vậy?

Mọi người cùng cười giòn tan, mỗi mặt tôi là nghệt ra, lúc này chú ấy mới nói tiếp: "Hồi xưa suýt nữa làm bố con thật rồi đấy. Lúc đó cháu mới sinh không bao lâu thì khò khè, co giật mãi không dứt."

Đề tài quay trở lại vụ li kì hồi nãy rồi, tôi dỏng tai lắng nghe.

"Ông cháu qua nhà nhờ chở đi viện giùm. May mà hôm ấy chú tình cờ được nghỉ sớm, chứ đúng ra phải khuya mới về tới nhà."

"Lúc đó thằng Tuấn Anh mới ngoài một tuổi chứ nhiêu. Nhìn hai đứa trẻ mà một đứa béo mĩm to tròn, còn một đứa đỏ hỏn nhỏ như nắm đấm của chú."

Chú ấy thở dài: "Nhìn xót lắm!"

Mẹ Tuấn Anh cười, tiếp lời: "Hồi ông nội của An còn sống giúp đỡ chú nhà cô nhiều lắm. Ông nói tài xế chở giùm thôi nhưng chú ấy thương quá mới bảo tự mình đưa đi luôn, có gì cần gấp chú ấy xoay sở cũng dễ hơn người ngoài."

Tôi nghe mà cảm động chua xót sống mũi. Gia đình cô chú khiêm tốn, tốt bụng thật sự. Chắc chắn là ông tôi giúp 1 thì cô chú phóng đại lên thành 10, chứ nhà cô chú ấy vừa có tiền, vừa có thế, nức tiếng bao nhiêu đời nay, cũng không cần ai phải thật sự ra tay nâng đỡ. Ông tôi từng nói, họ nhà Tuấn Anh gốc gác giàu có từ trước giải phóng, thời còn ngoài Bắc, năm xưa ông cậu ấy chuyển công tác chỉ đem một phần nhỏ vào đây gầy dựng thôi.

Bố Tuấn Anh gật đầu, tiếp lời: "Lên tới viện mình thì ngày đó còn đơn sơ hơn giờ nữa. Người ta kêu chuyển viện là chú đưa đi phố luôn."

"Lúc đó ba cháu..." Chú ấy ngập ngừng một chút,"Ba cháu không có nhà."

Chỉ đăng tải duy nhất tại wattpad Công Suất Tiêu Thụ. Tất cả các nền tảng khác reup đều là chưa xin phép.

Chú ấy khựng lại là tôi hiểu được ba tôi thời điểm đó chắc đang ở bên nhà bồ nhí.

Hồi ấy mẹ mang thai, siêu âm tôi có nguy cơ bị Down nên ba tôi chán nản dữ lắm. Sau này sinh ra đứa con xấu xí, bị bạn nhậu chè chén chọc ghẹo thì càng căm ghét tôi thậm tệ.

Bố Tuấn Anh vẫn tiếp tục kể: "Trên xe chỉ có thím cháu, mẹ cháu với ông nội. Người ta nói, em bé mới sinh đem đi xa thì khoác áo của cha ruột sẽ không bị quở. Ba cháu bận nên ông cháu cởi áo ngoài quấn chặt cho nhưng mà An vẫn khóc dữ lắm."

"Lúc này chú mới nói, hay để chú chấm trán làm cha đỡ đầu cho bé Bình An khỏi khóc? Dòng máu quân nhân vía mạnh, sẽ bảo vệ cháu suốt đoạn đường trắc trở."

"Cả nhà đồng ý nên chú mới lấy máu đầu ngón tay ấn dấu lên trán cho cháu. Quả nhiên ngừng khóc. Còn ngủ ngoan ngoãn là đằng khác."

Tôi xúc động. Không ngờ tôi và gia đình Tuấn Anh còn có một đoạn duyên phận thế này.

Tôi quay sang nhìn Tuấn Anh. Cậu ấy thản nhiên mỉm cười như đã từng nghe qua rất nhiều lần rồi vậy. Nào có dáng vẻ ngạc nhiên trong lòng ấp ủ hàng vạn câu hỏi giống tôi.

"Hồi nhỏ Tuấn Anh với Ánh Dương khóc đêm, chú cũng làm như vậy. Không sao hết. Đứa trẻ nào mà không quấy đâu. Lớn lên ngoan ngoãn được như An mới ít."

Chú ấy chạm lên đầu tôi: "Đáng lẽ chú có thêm thằng con nuôi vừa giỏi vừa ngoan rồi này, nhưng mà mẹ An không cho. Ha ha ha..."

Mọi người đều cười nói vui vẻ.

Chú ấy thật hoà nhã, dễ gần. Không giống trong lời đồn chút nào.

Mẹ tôi xua tay, nói: "Nhờ ơn cô chú nhiều quá tôi cũng ngại lắm." Lại quay sang tôi nói: "Hồi nhỏ mấy lần con bị viêm phổi cấp tính cũng đều là chú ấy lên nhà chở đi tận trên phố luôn đấy!"

Mắt tôi đỏ hoe, cảm động nhìn sang: "Cháu cảm ơn cô chú rất nhiều ạ!"

Chú ấy xoa đầu tôi, nói: "Có gì đâu mà khóc. Ông cháu ngày xưa đối xử với chú tốt lắm! Tính ra thì cô chú còn chưa trả hết ơn của ông nữa ấy chứ. Ha ha."

Tuấn Anh tự nhiên chồm khuôn mặt tới làm tôi giật cả mình, chắc cậu ấy xem tôi có khóc thật không. Tuấn Anh nói với bố: "Thôi đừng kể công nữa!"

Mọi người cùng cười lên.

Mẹ cậu ấy chọc ghẹo: "Cái thằng này! Người ta đang ôn lại kỉ niệm mà kêu kể công. Cho ăn học riết nó nói chuyện trên đầu mình không."

Tuấn Anh kéo tôi xuống bếp nhưng tôi ấn cậu ấy ngồi lại. Lúc sau mẹ tôi cũng đi xuống làm cùng cho nhanh, tôi lén lút hỏi lại chuyện năm xưa.

Mẹ tôi thở dài, gật đầu: "Chú ấy có chữ trong người, nói chuyện nghe mà mẹ đỡ xấu hổ biết bao nhiêu."

Tôi ngẩn ra.

Mẹ nói tiếp: "Có mẹo dân gian rằng, em bé sơ sinh quấy thì lấy máu người cha chấm trán, như vậy kể cả đi đêm cũng không sợ bị linh hồn vất vưởng bắt mất hồn vía. Nhưng ba con thì..."

Tôi hiểu rồi.

Sau đó hỏi tiếp, vụ cha nuôi gì gì đó có thật không?

Mẹ tôi mỉm cười, gật đầu: "Hồi đó chú ấy muốn nhận con làm con nuôi nhưng ba con không chịu. Con biết tính ổng mà."

Tôi hiểu được. Ba không phải muốn giữ tôi cho riêng mình mà đơn giản chỉ muốn đối nghịch với bố Tuấn Anh. Ba tôi là thành phần xấu của xã hội, tâm lý lúc nào cũng thù ghét cán bộ Nhà nước.

Mẹ lại nói: "Với cả mẹ cũng ngại lắm. Nhận con nuôi thì cũng trên danh nghĩa thôi chứ không phải đem con đi cho họ. Nhưng mẹ sợ hàng xóm đàm tiếu nhà mình trèo cao. Nhà người ta giàu có, còn nhà mình hồi xưa lại nghèo đến như vậy. Chỉ sợ người khác nghĩ mình thấy sang bắt quàng làm họ."

Tôi gật đầu đồng ý. Tôi cũng không muốn làm con của bố Tuấn Anh đâu. Như vậy thì sẽ không hú hí với cậu ấy được!

"Sao mặt con đỏ vậy? Vẫn còn xúc động à?" Mẹ hỏi.

Tôi xấu hổ, thì ra nghĩ đến Tuấn Anh cũng có thể đỏ mặt tới nỗi người khác nhìn ra được.

Tôi gật đầu: "Nghe cảm động quá trời!"

"Ừ. Hồi xưa chả nhà nào có xe ô tô. Thuê cũng khó. May mà có ông quen biết chú ấy." Mẹ tôi trộn miến thịt bò nấm mối xong thì hối: "Bỏ gà vào chiên đi. Thằng Bình đi gọi ba mày vẫn chưa về tới à?"

"Chắc đang về. Mẹ cứ để đấy con làm cho. Con đợi sườn thấm mới bắc xuống được. Mẹ lên nhà trước đi." Tôi mở nồi canh xương ra thấy không có rau thơm hành lá bèn băm nhỏ bỏ vào.

Mẹ soạn chén đũa, nói: "May mà con nhớ đấy! Chứ để tí nước nguội cho hành vào mùi hăng lắm."

Tôi chiên gà rồi pha nước sốt, lúc đang đảo gà cho thấm thì Tuấn Anh xuống, nói: "Thơm thế! Ủa con Ánh Dương đâu rồi?"

Mẹ tôi trả lời: "Em nó đi theo thằng Bình gọi chú rồi. Cháu cứ lên nhà ngồi đi. Cô bưng lên liền đây."

"Để cháu làm cho." Cậu ấy xông tới bê mâm lên trước, còn lại mấy món khác thì đem riêng lẻ lên sau.

Mẹ cậu ấy cũng xuống dọn phụ, nói: "Hai đứa nhà cô nghiện cơm cháu nấu rồi. Khen nức nở. Bữa nào nhớ truyền bí kíp cho cô nhé?"

Tôi cười, đáp: "Dạ cháu nấu cũng bình thường thôi à. Làm riết khắc quen tay ấy mà."

"Cháu vất vả từ nhỏ mà vẫn ngoan. Như Tuấn Anh nhà cô sướng quá lại sinh tật."

Tôi bênh cậu ấy: "Tuấn Anh ngoan mà cô. Vừa ngoan vừa học giỏi nữa."

"Ôi! Đấy là cháu không biết thôi!"

Cháu biết! Cháu biết rõ mà!

Cô ấy thở dài, nói tiếp: "Quậy lắm! Hai anh em, một thằng xưng vương, một đứa xưng tướng. Mà Tuấn Anh là con trai còn có thể hiểu được, Ánh Dương nhà cô sao tính nết nó dữ thần vậy không biết."

Tôi lại phải bênh: "Cháu thấy em ấy dễ thương lắm mà. Ở trên trường đi đâu cũng có bao nhiêu bạn vây quanh muốn chơi cùng."

"Ôi! Đấy là cháu không biết thôi!"

Tôi: "..."

"Bạn gì?" Cô ấy thở dài: "Có mà đàn em của nó ấy. Đi học mà tối ngày kết nạp băng đảng rồi tìm ai bị bắt nạt để ra tay tương trợ. Nghiện phim quá rồi. Có ngày bị đập cho bầm dập mới biết sợ!"

"..."

Chuyện này thì tôi không biết thật.

Đợi mẹ tôi lên nhà, cô ấy mới nói nhỏ: "Mới hôm vừa rồi trốn học đi theo thằng Tuấn Anh đánh nhau đấy. Con gái con đứa mà lì lợm. Một mình đi theo bốn mấy thằng con trai. Hỏi tới thì bảo "Con đi trông xe cho anh Tí." Trông xe mà cầm gậy phang người ta, can không kịp. Cho học võ để phòng thân mà tụi nó ngày nào cũng kiếm chuyện hại thân. Cô quá rầu!"

Tôi giật mình: "Hôm thứ ba hả cô?" Sao mẹ cậu ấy cũng biết vậy?

Cô cười, gật đầu: "Biết ngay là chuyện gì thằng Tuấn Anh cũng kể với An mà."

Tôi sợ hãi, hỏi ra: "Sao Tuấn Anh lại dắt em ấy đi?"

"Tự con Ánh Dương trốn đi theo ấy chứ!"

"Nhưng sao em ấy biết được?" Chẳng có lý nào Tuấn Anh lại đi kể cho em gái mình.

Cô ấy cười cười: "Thì nghe lén Tuấn Anh nói chuyện với cô chú."

Tôi há hốc miệng, họng cứng ngắc, sốc toàn tập. Vậy là bố mẹ cậu ấy đều biết hết? Còn là biết trước.


"Cháu tưởng Tuấn Anh giấu người lớn." Mãi tôi mới lí nhí nói thành câu.

"Có gì đâu mà phải giấu." Tuấn Anh tựa ở cửa bếp lên tiếng, không biết đã nghe từ đoạn nào.

Mẹ cậu ấy vẫn tự nhiên như thường, nói: "Chắc nó hư cũng tại cô đó! Người ta nói con hư tại mẹ mà. Ha ha ha."

"..."

Con hư mà sao cô vui quá vậy?

Cô ấy vỗ vai tôi: "Cô chú để người đi chung với tụi nó hết mà. Chủ yếu cho đi va chạm thôi chứ làm sao xảy ra chuyện lớn gì được."

Thì ra có bố mẹ cậu ấy che chở cả rồi.

Tuấn Anh nhăn mặt: "Mẹ hay nhỉ! Bắt đầu tào lao rồi đó! Phải nói là một mình con chấp hết mấy chục thằng chứ! Nói như thế thì An đâu có thấy con ngầu nữa!"

Cô với tôi cùng phì cười.

Cô ấy cầm cổ tay Tuấn Anh rồi kéo tay áo sơ mi 'Xoẹt' một cái lên cao, cười tươi rói: "Ngầu mà phải khâu 3 mũi. Ha ha ha..."

Tuấn Anh mạnh mẽ rút cánh tay lại, nhanh chống kéo áo xuống rồi bỏ lên nhà.

Tôi hoảng hốt, trái tim chùng xuống dữ dội. Thì ra là thế. Trước đó cậu ấy chỉ mặc áo ngắn tay, nếu mặc áo dài cũng phải săn lên thật cao. Cậu ấy giấu tôi nên vài ngày nay mới không chịu sắn tay áo. Tôi đã thấy Tuấn Anh khác ngày thường rồi mà vô tâm không nhận ra cậu ấy đang bị thương.

Nhưng vì đang loay hoay dọn cơm đãi khách nên tôi tạm thời bỏ qua.

Lúc này mẹ tôi đi xuống, có vẻ không vui, tôi hỏi thì mới biết mẹ mới đi gọi ba, ông cũng không chịu về. Tôi chán nản, chạy đi xem thế nào, nếu vẫn còn tỉnh táo thì phải gọi người về chứ không mất mặt với gia đình người ta lắm.

Đã dặn trước nhà có khách rồi mà vẫn cố đánh bài, nhậu nhẹt, tôi nhìn ba mình chửi tục lè nhè mà tức run người.

"Thằng chó! Tao không ăn! Tụi mày là lũ nịnh bợ!" Ba tôi quát tháo.

"Mày có tiền cho tao một ít thì tao mới về!"

"Ăn cái gì mà ăn! Tao đéo ăn! Tao phải đi kiếm tiền."

"Thằng con hoang! Mày không phải con tao!"

"Mày là thằng quái thai! Maydkfdosmkckofskl..."

Tai tôi ù đi, không còn nghe rõ. Có lẽ vì nghe nhiều đến thuộc rồi, chẳng cần bận tâm nữa. Mà cũng có lẽ vì nhiệt độ ấm áp đang ôm chặt lấy tai mình, sưởi ấm đến mọi ngóc ngách trong lòng lúc này, nên chẳng còn để ý gì đến xung quanh nữa.

Tuấn Anh dùng hai bàn tay to rộng ôm chặt lấy đầu tôi rồi xoay người tôi lại.

Cậu ấy dùng khẩu hình miệng nói: "Đi-về-nhà-thôi!" Rồi mỉm cười kéo tôi rời khỏi nơi nồng nặc mùi rượu hôi rình đó.

Ra ngoài rồi, Tuấn Anh buông tay, chúng tôi đi song song cạnh nhau.

Cậu ấy nói: "An đừng buồn. Chú ấy lại say rồi."

Không phải "say" mà là "lại say". Tuấn Anh biết rõ gia cảnh nhà tôi. Mà cũng không phải riêng cậu ấy, việc ba tôi bê tha thì cả cái làng này đều biết tường tận. Nhưng không phải vì thế mà tôi có thể thản nhiên tiếp nhận việc người khác chứng kiến ba ruột sỉ vả mình. Huống hồ người đó còn là Tuấn Anh nữa. Đây là người tôi ngưỡng mộ. Tôi không muốn người ấy tận mắt thấy mình khổ sở, hèn mọn.

Tôi siết chặt nắm tay, xấu hổ vô cùng.

"Kệ đi. Đừng để mấy lời bậy bạ trong lòng. Hôm nay phải vui lên nha. Còn có Tuấn Anh mà."

Tôi đứng lại, nhìn sang cậu ấy, không kiềm được mà uất ức nói: "Chính vì có Tuấn Anh nên An mới xấu hổ muốn chui xuống đất đấy! Tuấn Anh đi theo An làm gì? An cần sao?"

Cậu ấy đứng sững lại, lắng nghe tôi nghẹn ngào rồi kéo tôi tạt vào ngõ hẻm.

"Đừng nghiến răng. Cắn trúng lưỡi sẽ đau." Cậu ấy bóp nhẹ hàm tôi, dịu dàng nói.

"An không cần nhưng Tuấn Anh cần. Tuấn Anh muốn quan tâm An mà."

"Việc này chẳng có gì phải xấu hổ cả. An không được quyền lựa chọn cha mẹ mình."

"Đây không phải lỗi của An!"

"Đừng xấu hổ! Đừng tự ti! Đừng khổ sở!"

"Đừng đem tội lỗi của người khác về dằn vặt bản thân mình!"

"Dù là cha đẻ nhưng không tôn trọng thì An cũng không cần phải đè nén trong lòng."

"Nếu ông ấy chửi An thì An cứ mắng lại. Ông ấy đánh An thì An cũng đừng cam chịu ngồi lại lãnh đòn."

"Từ nhỏ đến giờ An bị đánh vô cớ suốt, nhưng đó là cha của An, Tuấn Anh không làm gì được, chỉ biết bày An cách trốn tránh, tìm cách nấp đi cho an toàn thôi."

"Nhưng sau này thì khác, mai mốt An lớn rồi thì đừng nhịn nữa. Không việc gì phải chịu đựng một người tệ bạc như thế."

"Đấy là Tuấn Anh nói chuyện tương lai. Hiện tại An còn nhỏ, tinh thần chưa vững, sức lực chưa mạnh, thì nhất định phải trốn đi không là sẽ bị thương. Hiểu chưa?"

"An cứ đạp lên nghịch cảnh, lấy đó làm động lực tôi luyện bản thân. Đừng cho rằng mình yếu ớt. Sau này An sẽ còn trưởng thành nữa mà."

"An phải mạnh mẽ lên! Mẹ An không làm được nhưng An làm được. An cần phải bảo vệ mẹ và em Bình nữa."

"Chẳng lẽ em Bình nhỏ thế còn làm được mà mình lại bất lực, chịu trận hoài? Đúng không? An sợ tội bất hiếu nhưng hãy nhớ là phải còn mạng mới báo hiếu được."

"Tuấn Anh tin là sau này An làm được hết. An là em bé ngoan nhưng nghị lực vô cùng. Nên hãy ráng nhịn rồi sau này sống sao để ông ta phải hối hận cả đời vì đã đối xử với An tệ đến như thế. Nha?"

Tôi gật đầu thật mạnh, trái tim nảy trống dần bĩnh tĩnh trở lại.

Đúng vậy! Thay vì nhục nhã, tự ti trước người mình thích thì chi bằng dành thời gian rèn dũa bản thân thành người mạnh mẽ như Tuấn Anh. Tôi phải làm chỗ dựa cho mẹ và em trai nữa!

"Cười lên cái coi!" Cậu ấy niết má tôi hai cái.

Tôi mỉm cười.

"Cười to lên! Cười xinh như hoa xem nào!"

Tôi phì cười cúi mặt bỏ chạy trước, gọi với ra sau: "Đi về ăn cơm nhanh lên!"

Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy
Bạn có thể dùng phím mũi tên trái/phải để lùi/sang chương.
Đánh giá:
Truyện Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy Truyện Bạn Cùng Bàn Nói Tôi Giống Chó Của Cậu Ấy Story Chương 40: Muốn mời lên ăn
10.0/10 từ 11 lượt.
loading...