Bắc Tống Phong Lưu
Chương 1910-2: Chế độ công hữu (2)
Đây cũng là tin tức vô cùng quan trọng trong túi gấm thứ hai mà Lý Kỳ nhắc tới. Bởi vì thương nhân đã rời đi rồi, thì khẳng định phải cần có người quản lý những tài sản mà bọn họ để lại, quản lý như thế nào đây?
Chế độ công hữu.
Hết thảy đều thuộc về nhà nước nhưng lợi ích thì đều nhắm vào dân chúng.
Quán rượu ngày trước toàn bộ biến thành nhà ăn công cộng. Ruộng đồng phì nhiêu trước kia toàn bộ đều thu về tay quan phủ. Thế nhưng tất cả lương thực trồng trọt được đều chia đều cho dân chúng bản địa. Phòng ốc toàn bộ đều trở thành nhà ở công cộng.
Thuyền cũng như thế, thuộc về chính phủ. Chính phủ tổ chức cho ngư dân ra khơi đánh bắt cá. Khi trở về thì cả đoàn cùng chia nhau hưởng lợi.
Nam Bác Vạn hô khẩu hiệu lên một tiếng, có cơm một khối ăn, có khổ một khối chịu.
Chế độ này rất nhanh được dân chúng từng địa phương ủng hộ. Đạo lý rất đơn giản, người giàu đều đi hết rồi, ở lại chỗ này tất cả đều là dân chạy nạn. Bọn họ chỉ có hai bàn tay trắng, không có cái gì, nhà ở cũng không, ăn phần cơm cũng là một vấn đề. Hiện giờ thì cái gì cũng có, mặc dù là công cộng, tuy không phải là quá nhiều nhưng cũng đủ sống thoải mái không phải lo âu. Chế độ công hữu này, ở một góc độ nào đó chính là đem tài sản của những người giàu có để lại toàn bộ chia đều cho bọn họ. Trước mắt trong lịch sử Nhật Bản, có lẽ chưa từng có chế độ nào lại được ủng hộ như thế. Đoàn người nhiệt tình tăng vọt, vui vẻ hòa nhập vào tập thể trong ký túc xá, toàn tâm vùi đầu vào trong chế độ công cộng này.
Quan trọng hơn chính là, người người đều ngang bằng nhau, rất nhanh đã bắt được lòng của người dân địa phương. Mọi người được đãi ngộ như nhau. Ta có miếng cơm ăn, thì người cũng có. Nếu ta không có thì người kia cũng không thể oán trách ai. Mọi người cả khối cùng nhịn đói.
Cũng phải ba ngày thì Nam Bác Vạn mới từ bên ngoài trở về. Tào thị vẫn luôn ở trong nhà chờ đợi. Vừa thấy trượng phu về đến vội vàng bưng trà nóng, nước ấm cho Nam Bác Vạn rửa mặt.
Nam Bác Vạn tùy ý rửa mặt, nằm ở trên ghế, vẻ mặt mệt mỏi.
Mà Tào thị thì rất hiền lành giúp phu quân rửa chân.
- Thật là khổ cho chàng rồi.
Một lát sau, Nam Bác Vạn mở mắt ra, vẻ mặt áy náy nhìn Tào thị, nói: - Vốn cho là ngày lành rồi sẽ tới nhưng chưa từng nghĩ là cuộc sống này ngược lại càng lúc càng khó khăn.
Ngươi một khi đã thực hiện chế độ công hữu rồi thì trong nhà ai cũng không thể có tôi tớ, nhất định phải ra ngoài mà làm ruộng. Nam Bác Vạn với tư cách là người lãnh đạo thì tự nhiên phải làm gương cho tốt. Tôi tớ bên mình toàn bộ đều được tự do. Hơn nữa mỗi ngày ăn cũng toàn là cơm rau dưa. Liền cả tháng nay, Nam Bác Vạn cũng gầy đi ít nhất là mười cân. Y bây giờ thật sự là đang vô cùng hoài niệm về những ngày tháng làm đạo sĩ ở Đại Tống trước kia.
Tào thị cười nói:
- Đây vốn là việc mà ta nên làm. Lúc trước ta với chàng ở cùng nhau, chàng cũng là một cấm quân nghèo rớt mùng tơi. Chàng cũng đừng nên suy nghĩ nhiều nữa. Nếu không có Xu Mật Sứ, chàng e rằng còn không được như bây giờ.
- Điều này ta biết mà, ta chỉ là nói như vậy thôi.
Nam Bác Vạn vẻ mặt buồn bực nói: - Ta thực không hiểu Xu Mật Sứ tại sao lại phải làm như vậy? Lúc mới bắt đầu, chúng ta đem kinh tế của Đại Tống đến xây dựng Tống Nhân Châu, đạt được không ít thành quả. Tại sao phải thay đổi chứ?
Tào thị nói: - Nhưng ta nghe nói dân chúng bên ngoài rất ủng hộ chế độ công hữu này.
- Bọn họ đương nhiên là ủng hộ rồi. Đưa lương thực cho bọn họ, lại đưa cả phòng ốc để ở. Đến ta cũng ủng hộ.
- Không phải là như vậy rồi. Bây giờ không phải là chúng ta đang cần dân chúng địa phương ủng hộ sao? Có thể thấy được chế độ này của Xu Mật Sứ thật là có chỗ đáng học hỏi.
Nam Bác Vạn gật đầu nói: - Còn không phải sao? Bây giờ dân chúng bên ngoài nhìn thấy ta đều hành đại lễ, vô cùng kính cẩn với ta. Ha ha. Còn nói ta là Hải Thần Long cái gì đó phái đến cứu giúp bọn họ đó. Bây giờ toàn bộ Nhật Bản đều cùng với Tống Nhân Châu chúng ta đoàn kết lại cả rồi. Mấy ngày gần đây chúng ta lại khai khẩn được một trăm mẫu ruộng bậc thang, xây dựng mười tòa viện. Ta còn chưa bao giờ thấy dân chúng cần mẫn lao động đến như vậy. So với việc dùng roi quất thì bọn họ cũng cần có sự siêng năng, có việc yêu cần để làm. Còn nay thì chỉ cần hô một tiếng thì liền xông xáo như ong vỡ tổ, còn tranh người trước người sau, chỉ sợ như không có việc gì để cho bọn họ làm. Còn một việc quan trọng hơn nữa là càng ngày càng có nhiều người dân ở xung quanh đến và hy vọng được gia nhập vào Tống Nhân Châu của chúng ta. Lúc nãy ta chính là bởi việc này mà bận rộn cho đến bây giờ.
Nói xong y bỗng nhiên thở dài: - Đương nhiên, vẫn là không có thương nhân chúng ta ở đây mới tốt. Chế độ công hữu này khiếm khuyết sự sáng tạo, của cải không lưu thông. Ta bây giờ không biết nên làm như thế nào để tiếp xúc với phía Châu Huyện để bàn chuyện làm ăn, để tiền chạy đến cho nhanh, ta cũng sẽ không cùng với bọn họ phải trải qua những ngày tháng khổ cực này.
Tào thị lườm y một cái, nói:
- Nói tới nói lui, thì chàng chẳng phải cũng đang vì chính mình sao. Chàng sống hưởng thụ đã quen nên nhất thời thấy không quen thôi mà. Ta bây giờ cảm thấy cũng rất tốt. Dù sao thì cả khối người cùng một bát cơm ăn. Chứ giống như những thương nhân trước kia vì tranh nhau một mảnh đất mà đầu rơi máu chảy. Bọn họ chỉ lo kiếm tiền. Nếu không có Xu Mật Sứ bức bách thì bọn họ sẽ không quyên tiền ra. Thứ mà bọn họ muốn chỉ là sức lao động giá rẻ, giúp bọn họ xây dựng cải tạo cửa hàng, giúp bọn họ cày ruộng, bắt cá. Hơn nữa đây là việc mà Xu Mật Sứ phân phó cho huynh làm, huynh nhất định phải để tâm, nếu mà hỏng việc thì mình huynh chịu đó. Vị trí này của huynh vẫn còn có rất nhiều người mong ngóng.
- Việc này thì ta biết. Đáng hận nhất là tên Nam Bác Đồ kia. Mẹ ơi. Điểu nhân như lão tử đây một tay còn nhấc lên được. Nhưng cái tên kia nhân dịp Xu Mật Sứ xuôi nam mà không ngừng lấy lòng Xu Mật Sứ để Xu Mật Sứ giao chọn phía nam kia cho gã. Gã bây giờ khẳng định là đang ăn sung mặc sướng còn lão tử thì ở đây nuốt khổ qua ngày. Tuy là dưới tay có mấy vạn người nhưng thứ mà ta muốn lại không có. Càng nghĩ lão tử càng tức cành hông. Thật là không nên ban tên cho thằng nhãi này. Cái tên này lúc đầu được Xu Mật Sứ ban cho khẳng định là rất lợi hại. Nhất định là như thế. Không được. Ta phải đòi lại mới được. Chúng ta sau này sinh con phải đặt tên là Nam Bác Đồ, không quản cái thằng kia có đồng ý hay không?
- Có thể làm như vậy sao? Không khỏi bị người ta chê cười đó.
Tào thị vỗ vỗ chân của y. Nam Bác Vạn vội vàng giơ chân lên, Tào thị vừa xoa chân, vừa nói: - Chàng nếu như đã biết vậy thì càng phải cố gắng thêm nữa, tranh thủ hoàn thành nhiệm vụ Xu Mật Sứ giao cho chàng. Ta thấy con người Xu Mật Sứ này thật ra rất đơn giản, chỉ cần chàng có năng lực, Xu Mật Sứ nhất định sẽ không bạc đãi chàng.
Xu Mật Sứ đơn giản sao? Là nàng đơn giản thì có. Nam Bác Vạn đổ mồ hôi hột, nói: - Biết rồi. Ta không cố gắng thì sao phải vất vả đến bây giờ mới trở về. Nhưng Xu Mật Sứ chỉ thị cho ta quá ít, hiện tại có rất nhiều vấn đề ta không biết phải giải quyết như thế nào.
Tào thị nói: - Chế độ công hữu không phải là mọi người cùng nhau cày ruộng cùng nhau ăn cơm sao? Có điều gì khó khăn chứ?
Nam Bác Vạn hừ nói: - Nàng nói thật nhẹ nhàng và khéo léo Ách Kỳ thật, lúc đầu ta cũng nghĩ như vậy. Nhưng khi thực hiện đến thời điểm này, thì thật làm cho ta phải đau đầu. Thôi đi. Bỏ đi. Nói với nàng nàng cũng không hiểu. Ôi. Nghĩ đến ngày mai trời còn chưa sáng mà đã phải rời giường leo lên núi, ta lại muốn chặt đứt hai chân mình luôn cho rồi.
Bắc Tống Phong Lưu
Chế độ công hữu.
Hết thảy đều thuộc về nhà nước nhưng lợi ích thì đều nhắm vào dân chúng.
Quán rượu ngày trước toàn bộ biến thành nhà ăn công cộng. Ruộng đồng phì nhiêu trước kia toàn bộ đều thu về tay quan phủ. Thế nhưng tất cả lương thực trồng trọt được đều chia đều cho dân chúng bản địa. Phòng ốc toàn bộ đều trở thành nhà ở công cộng.
Thuyền cũng như thế, thuộc về chính phủ. Chính phủ tổ chức cho ngư dân ra khơi đánh bắt cá. Khi trở về thì cả đoàn cùng chia nhau hưởng lợi.
Nam Bác Vạn hô khẩu hiệu lên một tiếng, có cơm một khối ăn, có khổ một khối chịu.
Chế độ này rất nhanh được dân chúng từng địa phương ủng hộ. Đạo lý rất đơn giản, người giàu đều đi hết rồi, ở lại chỗ này tất cả đều là dân chạy nạn. Bọn họ chỉ có hai bàn tay trắng, không có cái gì, nhà ở cũng không, ăn phần cơm cũng là một vấn đề. Hiện giờ thì cái gì cũng có, mặc dù là công cộng, tuy không phải là quá nhiều nhưng cũng đủ sống thoải mái không phải lo âu. Chế độ công hữu này, ở một góc độ nào đó chính là đem tài sản của những người giàu có để lại toàn bộ chia đều cho bọn họ. Trước mắt trong lịch sử Nhật Bản, có lẽ chưa từng có chế độ nào lại được ủng hộ như thế. Đoàn người nhiệt tình tăng vọt, vui vẻ hòa nhập vào tập thể trong ký túc xá, toàn tâm vùi đầu vào trong chế độ công cộng này.
Quan trọng hơn chính là, người người đều ngang bằng nhau, rất nhanh đã bắt được lòng của người dân địa phương. Mọi người được đãi ngộ như nhau. Ta có miếng cơm ăn, thì người cũng có. Nếu ta không có thì người kia cũng không thể oán trách ai. Mọi người cả khối cùng nhịn đói.
Cũng phải ba ngày thì Nam Bác Vạn mới từ bên ngoài trở về. Tào thị vẫn luôn ở trong nhà chờ đợi. Vừa thấy trượng phu về đến vội vàng bưng trà nóng, nước ấm cho Nam Bác Vạn rửa mặt.
Nam Bác Vạn tùy ý rửa mặt, nằm ở trên ghế, vẻ mặt mệt mỏi.
Mà Tào thị thì rất hiền lành giúp phu quân rửa chân.
- Thật là khổ cho chàng rồi.
Một lát sau, Nam Bác Vạn mở mắt ra, vẻ mặt áy náy nhìn Tào thị, nói: - Vốn cho là ngày lành rồi sẽ tới nhưng chưa từng nghĩ là cuộc sống này ngược lại càng lúc càng khó khăn.
Ngươi một khi đã thực hiện chế độ công hữu rồi thì trong nhà ai cũng không thể có tôi tớ, nhất định phải ra ngoài mà làm ruộng. Nam Bác Vạn với tư cách là người lãnh đạo thì tự nhiên phải làm gương cho tốt. Tôi tớ bên mình toàn bộ đều được tự do. Hơn nữa mỗi ngày ăn cũng toàn là cơm rau dưa. Liền cả tháng nay, Nam Bác Vạn cũng gầy đi ít nhất là mười cân. Y bây giờ thật sự là đang vô cùng hoài niệm về những ngày tháng làm đạo sĩ ở Đại Tống trước kia.
Tào thị cười nói:
- Đây vốn là việc mà ta nên làm. Lúc trước ta với chàng ở cùng nhau, chàng cũng là một cấm quân nghèo rớt mùng tơi. Chàng cũng đừng nên suy nghĩ nhiều nữa. Nếu không có Xu Mật Sứ, chàng e rằng còn không được như bây giờ.
- Điều này ta biết mà, ta chỉ là nói như vậy thôi.
Nam Bác Vạn vẻ mặt buồn bực nói: - Ta thực không hiểu Xu Mật Sứ tại sao lại phải làm như vậy? Lúc mới bắt đầu, chúng ta đem kinh tế của Đại Tống đến xây dựng Tống Nhân Châu, đạt được không ít thành quả. Tại sao phải thay đổi chứ?
Tào thị nói: - Nhưng ta nghe nói dân chúng bên ngoài rất ủng hộ chế độ công hữu này.
- Bọn họ đương nhiên là ủng hộ rồi. Đưa lương thực cho bọn họ, lại đưa cả phòng ốc để ở. Đến ta cũng ủng hộ.
- Không phải là như vậy rồi. Bây giờ không phải là chúng ta đang cần dân chúng địa phương ủng hộ sao? Có thể thấy được chế độ này của Xu Mật Sứ thật là có chỗ đáng học hỏi.
Nam Bác Vạn gật đầu nói: - Còn không phải sao? Bây giờ dân chúng bên ngoài nhìn thấy ta đều hành đại lễ, vô cùng kính cẩn với ta. Ha ha. Còn nói ta là Hải Thần Long cái gì đó phái đến cứu giúp bọn họ đó. Bây giờ toàn bộ Nhật Bản đều cùng với Tống Nhân Châu chúng ta đoàn kết lại cả rồi. Mấy ngày gần đây chúng ta lại khai khẩn được một trăm mẫu ruộng bậc thang, xây dựng mười tòa viện. Ta còn chưa bao giờ thấy dân chúng cần mẫn lao động đến như vậy. So với việc dùng roi quất thì bọn họ cũng cần có sự siêng năng, có việc yêu cần để làm. Còn nay thì chỉ cần hô một tiếng thì liền xông xáo như ong vỡ tổ, còn tranh người trước người sau, chỉ sợ như không có việc gì để cho bọn họ làm. Còn một việc quan trọng hơn nữa là càng ngày càng có nhiều người dân ở xung quanh đến và hy vọng được gia nhập vào Tống Nhân Châu của chúng ta. Lúc nãy ta chính là bởi việc này mà bận rộn cho đến bây giờ.
Nói xong y bỗng nhiên thở dài: - Đương nhiên, vẫn là không có thương nhân chúng ta ở đây mới tốt. Chế độ công hữu này khiếm khuyết sự sáng tạo, của cải không lưu thông. Ta bây giờ không biết nên làm như thế nào để tiếp xúc với phía Châu Huyện để bàn chuyện làm ăn, để tiền chạy đến cho nhanh, ta cũng sẽ không cùng với bọn họ phải trải qua những ngày tháng khổ cực này.
Tào thị lườm y một cái, nói:
- Nói tới nói lui, thì chàng chẳng phải cũng đang vì chính mình sao. Chàng sống hưởng thụ đã quen nên nhất thời thấy không quen thôi mà. Ta bây giờ cảm thấy cũng rất tốt. Dù sao thì cả khối người cùng một bát cơm ăn. Chứ giống như những thương nhân trước kia vì tranh nhau một mảnh đất mà đầu rơi máu chảy. Bọn họ chỉ lo kiếm tiền. Nếu không có Xu Mật Sứ bức bách thì bọn họ sẽ không quyên tiền ra. Thứ mà bọn họ muốn chỉ là sức lao động giá rẻ, giúp bọn họ xây dựng cải tạo cửa hàng, giúp bọn họ cày ruộng, bắt cá. Hơn nữa đây là việc mà Xu Mật Sứ phân phó cho huynh làm, huynh nhất định phải để tâm, nếu mà hỏng việc thì mình huynh chịu đó. Vị trí này của huynh vẫn còn có rất nhiều người mong ngóng.
- Việc này thì ta biết. Đáng hận nhất là tên Nam Bác Đồ kia. Mẹ ơi. Điểu nhân như lão tử đây một tay còn nhấc lên được. Nhưng cái tên kia nhân dịp Xu Mật Sứ xuôi nam mà không ngừng lấy lòng Xu Mật Sứ để Xu Mật Sứ giao chọn phía nam kia cho gã. Gã bây giờ khẳng định là đang ăn sung mặc sướng còn lão tử thì ở đây nuốt khổ qua ngày. Tuy là dưới tay có mấy vạn người nhưng thứ mà ta muốn lại không có. Càng nghĩ lão tử càng tức cành hông. Thật là không nên ban tên cho thằng nhãi này. Cái tên này lúc đầu được Xu Mật Sứ ban cho khẳng định là rất lợi hại. Nhất định là như thế. Không được. Ta phải đòi lại mới được. Chúng ta sau này sinh con phải đặt tên là Nam Bác Đồ, không quản cái thằng kia có đồng ý hay không?
- Có thể làm như vậy sao? Không khỏi bị người ta chê cười đó.
Tào thị vỗ vỗ chân của y. Nam Bác Vạn vội vàng giơ chân lên, Tào thị vừa xoa chân, vừa nói: - Chàng nếu như đã biết vậy thì càng phải cố gắng thêm nữa, tranh thủ hoàn thành nhiệm vụ Xu Mật Sứ giao cho chàng. Ta thấy con người Xu Mật Sứ này thật ra rất đơn giản, chỉ cần chàng có năng lực, Xu Mật Sứ nhất định sẽ không bạc đãi chàng.
Xu Mật Sứ đơn giản sao? Là nàng đơn giản thì có. Nam Bác Vạn đổ mồ hôi hột, nói: - Biết rồi. Ta không cố gắng thì sao phải vất vả đến bây giờ mới trở về. Nhưng Xu Mật Sứ chỉ thị cho ta quá ít, hiện tại có rất nhiều vấn đề ta không biết phải giải quyết như thế nào.
Tào thị nói: - Chế độ công hữu không phải là mọi người cùng nhau cày ruộng cùng nhau ăn cơm sao? Có điều gì khó khăn chứ?
Nam Bác Vạn hừ nói: - Nàng nói thật nhẹ nhàng và khéo léo Ách Kỳ thật, lúc đầu ta cũng nghĩ như vậy. Nhưng khi thực hiện đến thời điểm này, thì thật làm cho ta phải đau đầu. Thôi đi. Bỏ đi. Nói với nàng nàng cũng không hiểu. Ôi. Nghĩ đến ngày mai trời còn chưa sáng mà đã phải rời giường leo lên núi, ta lại muốn chặt đứt hai chân mình luôn cho rồi.
Bắc Tống Phong Lưu
Đánh giá:
Truyện Bắc Tống Phong Lưu
Story
Chương 1910-2: Chế độ công hữu (2)
10.0/10 từ 34 lượt.