Bắc Tống Phong Lưu
Chương 1388: Giang nam! giang nam!
Trời đông giá rét đã qua, chợt ấm áp, lại chợt rét lạnh, gió xuân thổi qua Giang Nam một màu xanh biếc.
Cảnh xuân ở Giang Nam, rốt cuộc đẹp đến thế nào?
Điều này phải hỏi lại Đỗ Mục.
Nghìn dặm oanh ca biếc lẫn hồng Gió lay cờ rượu xóm bên sông
Bốn trăm tám mươi chùa Nam triều Mưa khói che lầu biết mấy không?
Từ xưa đến này, không biết có bao nhiêu tài tử giai nhân, anh hùng nhi nữ đã bị say mê bởi vẻ đẹp của cảnh xuân ở Giang Nam.
Một bài thơ thứ tuyệt lưu danh thiên cổ đã được sáng tác ra giữa cảnh xuân chốn Giang Nam này.
Trên mặt sông, du thuyền qua lại không ngớt, người đánh cá đứng ở đầu thuyền thả lưới, lão nhân ngồi dưới tàng cây bên bờ sông ngâm nga bài dân ca Giang Nam, chỗ nước cạn, mấy cô gái nhỏ đang hát ca dao, hái hoa sen, còn kèm theo từng trận tiếng cười.
Đây là bức tranh sơn thủy về cuộc sống xinh đẹp nhất.
- Cảnh sắc thật mỹ lệ a!
Một con thuyền chở hàng từ phương Bắc đi tới, chỉ thấy một vị giai nhân dựa vào song cửa, hé ra một nửa khuôn mặt tuyệt mỹ ngắm nhìn, một đôi mắt đẹp lưu chuyển nhìn xung quanh, nói ra lời khen ngợi trực tiếp.
Một lát trôi qua, giai nhân lại không kìm lòng nổi mở miệng ngâm nga: - Giang Nam hảo, Phong cảnh cựu tằng am. Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả. Xuân lai giang thuỷ lục như lam. Năng bất ức Giang Nam.
Nàng ngâm nga chính là bài thơ "Ức Giang Nam" của đại thi nhân tiền triều Bạch Cư Dị.
Có thể nào không làm người ta nhớ Giang Nam? (Năng bất ức Giang Nam) một câu cuối cùng này mặc dù không mang theo nửa điểm miêu tả cảnh sắc nhưng lại nói hết lên được vẻ đẹp của phong cảnh Giang Nam.
Nàng ngâm nga xong, lại có một thanh âm êm ái vang lên: - Sư Sư, một bài thơ này của cô, lại khiến ta nhớ lại một bài thơ khác.
Chỉ thấy ngồi đối diện với giai nhân còn có một vị thiếu phụ đương độ tuổi thanh xuân, tư sắc của vị này cũng không thua kém bao nhiêu.
Giai nhân hỏi: - Không biết là bài thơ nào?
Chỉ nghe vị thiếu phụ tuổi trẻ kia ngâm lên:
- Người người đều nói Giang Nam đẹp. Khách chơi muốn ở Giang Nam mãi. Nước xuân biếc như trời. Thuyền ngủ tiếng mưa rơi. Bên lò người tựa nguyệt. Tay trắng như sương tuyết. Chưa già chưa trở về. Trở về lòng tái tê.
Giai nhân hơi sửng sốt một chút, lập tức cười khẽ nói: - Đều nghe nói tài học của Tam Nương so với Lý tỷ tỷ, cũng không thua kém bao nhiêu, hôm nay được thấy, quả thật như thế.
- Cô đừng cười nhạo ta, ta so với Lý tỷ tỷ còn kém xa lắm.
Thiếu phụ tuổi trẻ lắc đầu bảo.
- Điều này ta đồng ý.
Lúc này, lại vang lên một tiếng cười hì hì: - Phu nhân, ta còn tưởng rằng người chỉ biết tụng kinh phật thôi cơ, hóa ra phu nhân còn có thể ngâm nga những bài thơ phóng túng nữa đấy, thật sự là thâm tàng bất lộ a.
Nói chưa hết, đã thấy một nam tử tuấn tú thanh nhã đi ra phía trước cửa sổ.
Thiếu phụ tuổi trẻ liếc nhìn nam tử một cái, hỏi rằng: - Ngươi đã rửa bát xong chưa?
- Xong cả rồi, rửa bát là môn bắt buộc của đầu bếp mà, bản nhân đã rửa bát thì chỉ có bóng loáng thôi. Nam tử cười ha ha nói, chỉ có điều nụ cười có chút cứng ngắc.
Giai nhân cười khúc khích nói: - Kỳ thật ngươi nói cũng không sai, bài thơ Tam Nương vừa ngâm cũng có chút quan hệ với Kinh Phật đấy.
- Hả? Chẳng lẽ Đạo Phật cũng có lúc buồn đứt ruột đứt gan sao?
Thiếu phụ tuổi tuổi trẻ trợn mắt nhìn nam tử một cái: - Cái miệng này của ngươi đến bao giờ mới đổi được chứ.
Giai nhân cười khẽ nói:
- Bài này do thi nhân tiền triều sáng tác, có tên "Bồ Tát man"
Nam tử hỏi: - Bồ Tát man? Tên này thật quái lạ a.
Thiếu phụ tuổi trẻ nói: - Bài này lúc đầu là một khúc nhạc, sau lại thành tên làn điệu, cuối cùng lại thành tên một bài ca đêm. Không giống như ngươi nghĩ đâu.
- Thật là tẻ nhạt.
Nam tử gật đầu, bộ dáng giống như không hiểu nhưng cứ giả vờ hiểu.
Giai nhân đột nhiên nói:
- Thường nghe thấy Kim Đao Trù Vương là người thơ bếp song tuyệt, thường hay có những tác phẩm kinh diễm, không biết chúng ta hôm nay có vinh hạnh được kiến thức tài thơ bếp song tuyệt của ngươi hay không?
Thiếu phụ tuổi trẻ nói: - Ta nhớ những lời này hình như do chính ngươi nói ra đấy.
Nam tử kinh ngạc hỏi: - Thế sao? Khi nào ta lại nói thật thế chứ? Hình như không quá giống phong cách của ta a!
Thiếu phụ tuổi trẻ không biết phải đáp lại thế nào, rốt cuộc nên nói hành thành thật hay là không thành thật đây? Mặc kệ nói thế nào, thì đều là khen hắn cả!
Giai nhân nói: - Một khi đã vậy, thì hãy để chúng ta được mở mang kiến thức một lần đi.
- Ách
Trong lúc nhất thời nam tử đổ mồ hôi như mưa, có vẻ rất xấu hổ, chợt nghe thấy được một tiếng hát tang thương cất lên bên dòng sông: - Nghe nói Giang Nam đầy hương rượu Khiến người đi đường muốn đoạn trường Ai ngờ Giang Nam không phải men say Cười xem gió xuân thổi đưa hương cả mười dặm.
Hai nữ tử đều sửng sốt, Quay đầu nhìn lại, chỉ thấy một lão giả kéo đàn nhị hồ bên bờ sông, tự kéo tự hát, vô cùng thích ý thư giãn. Giai nhận nhịn không được khen: - Hay! Nối rất hay!
Thiếu phụ tuổi trẻ cũng gật đầu liên tục.
Bài thơ "Ức Giang Nam" của Bạch Cư Dị miêu tả cảnh sắc xinh đẹp ở Giang Nam, vẻ đẹp phong cảnh cùng vẻ đẹp của người phụ nữa, câu mở đầu đã là " Giang Nam đẹp" để đi thẳng vào vấn đề luôn.
Nhưng sau đó thiếu phụ tuổi trẻ lại ngâm nga bài thơ "Bồ Tát man", với câu mở đầu là "Mỗi người đều nói Giang Nam đẹp" đúng là mượn một câu "Giang Nam đẹp" kia của Bạch Cư Dị để biểu đạt nỗi nhớ nhà nhưng không quay về được của mình, các ngươi đều cho rằng Giang Nam đẹp, nhưng ta lại không nghĩ thế, ta càng thích quê ta hơn, chả có câu --- có đẹp hay không cũng là sông nước cố hương, có thân thiết hay không, cùng là người cùng cố hương.
Chỉ do quê ta đang có chiến hỏa, có trở về cũng buồn đứt ruột đứt gan, đúng là "Hoàn hương tu đoạn tràng"
Mà lời bài hát lão giả kia cất lên, tạm thời chưa nói chủ ý của bài thơ thế nào, nhưng kết hợp với bài thơ "Bồ Tát man" trước, cũng có thể lý giải là vì thấy được cảnh xuân say lòng người của Giang Nam, cho nên nhũng người buồn tê tái có thể nương cảnh đẹp để tiêu trừ nỗi nhớ nhà trong lòng, nào biết được cảnh sắc cũng không phải men say, càng không thể tiêu sầu, nên trong lòng càng sầu hơn ngàn vạn lần, những người không về được chỉ có thể ký thác cho gió xuân mong muốn ngửi thấy được hơi thở của cố hương.
Ba bài thơ liên tiếp cùng một chỗ, có thể nói là thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
Ba người này đúng là Lý Kỳ, Lý Sư Sư, Tần phu nhân, theo đường xa từ Đông Kinh đến đây.
Từ sau khi một mũi tên do Mã Kiều bắn rơi cột buồm, Lý Kỳ tạm thời thoát khỏi giằng co của khắc tinh, trong lúc ngắm phong cảnh giải buồn ven đường đi, bọ họ đã bất tri bất giác đến Giang Nam, bởi vì ba người đều mới đến Giang Nam lần đầu tiên, cho nên đã nhanh chóng bị cảnh đẹp của Giang Nam hấp dẫn.
Ngâm thơ kiểu này thật đúng không phải sở trường của Lý Kỳ, ngẫu nhiên ngâm thơ một lần cũng đã phi thường miễn cưỡng rồi, sao có thế lúc nào cũng kinh diễm được chứ, hắn khẩn trương nói sang chuyện khác:
- Đi nửa ngày cuối cùng chúng ta cũng đến Hàng Châu rồi, các cô chuẩn bị tốt đồ đạc của mình đi, chúng ta sắp rời thuyền, chuyển sang đi đường bộ.
Lý Sư Sư kinh ngạc hỏi: - Không thể đi đường thủy vào thành sao?
Lý Kỳ nói: - Muốn thì cũng đi được, nhưng chỗ ở của chúng ta không tại trong thành, hơn nữa, nếu tiếp tục đi đường thủy thì nhất định sẽ phải đi cả ban đêm mới được.
Trong lòng Tần phu nhân luôn nhớ mong chuyện của Lý Thanh Chiếu, liền hỏi: - Chỗ ở của chúng ta cách Hàng Châu bao xa vậy?
- Rất xa, hôm nay nhất định sẽ không tới được.
- Vậy ta nghỉ ngơi ở đâu.
- Túy Tiên sơn trang.
Lại đi một canh giờ, thuyền của Lý Kỳ đỗ ở một bến tàu vắng vẻ, đoàn người từ trên thuyền đi xuống. Bởi vì Lý Kỳ đã sắp xếp xong hết mọi chuyện từ trước đó rồi, một ít chuyện vụn vặt đều có người xử lý, cho nên cũng cần không tốn rất nhiều thời gian, đám người Lý Kỳ đã ngồi lên xe ngựa, đi về hướng đông.
Mấy năm trước, Túy Tiên Cư cũng đã bắt đầu kiến tạo ở Giang Nam rồi. Cách ba bốn năm, quán rượu kiểu mới này cũng xây xong rồi.
Làm người thiết kế chính, Lý Kỳ còn chưa từng xem qua đâu, trong lòng hắn chờ mong vạn phần a.
Đi khoảng hơn hai canh giờ, đám người Lý Kỳ chạy tới kịp đại bản doanh của Túy Tiên Cư ở Giang Nam trước khi mặt trời mọc.
Mấy người đều xuống xe ngựa, vì không để người khác chú ý, Tần phu nhân cùng Lý Sư Sư đều đội khăn che mặt, mà Lý Kỳ thì thay một bộ trang phục của tôi tớ, đứng chung một chỗ với bọn Mã Kiều, Tửu Quỷ.
Trước mắt, hắn còn chưa muốn để cho ai biết Xu Mật Sứ là hắn đã đến Hàng Châu rồi, nhưng, đi cả một đám người như vậy thì khó tránh khỏi sẽ khiến người khác chú ý. Vừa lúc Tần phu nhân cũng đi cùng, nên Lý Kỳ dựa luôn vào Tần phu nhân ngụy trang che dấu thay cho mình, dù sao Tần phu nhân cũng là chủ nhân trên danh nghĩa của Túy Tiên Cư, nàng tới đây tra xét, cũng chỉ là chuyện bình thường thôi.
Vừa xuống xe, mọi người còn chưa hết choáng váng, đã phát ra một trận tiếng thán phục.
Ở đây, độ rộng của cửa chính đã hơn cả cửa thành rồi, dài chừng 27 28 met, rộng chừng 8 9 mét, cao khoản hai mươi mét, có tổng cộng ba cửa chính hình vòm, ở trên điêu khắc tinh mỹ vô cùng, nhìn hào phóng đại khí. Chỉ nhìn vào độ rộng của cửa cũng tượng tượng ra được nơi này to lớn như thế nào rồi.
Kỳ thật ở cổ đại cũng có không ít quy củ cần chú ý cũng như bị hạn chế đấy, nhưng Triệu Cát là một người làm nghệ thuật, ông ta thích sáng tạo, cũng thích ganh đua so sánh với người khác, ở phương diện này ông ta vô cùng khai sáng, tại sự cai trị của ông ta, tất cả những thứ liên quan đến nghệ thuật đều được phát triển quy củ, gần như mọi thứ đều có thể có mà cũng có thể không cần, cho nên cánh cửa này chẳng những không bị người khác chê cười mà còn chiếm được sự yêu thích của Triệu Cát nữa.
Hai bên trồng không ít cây cối, cây cao bóng cả, vô cùng chỉnh tề lắc lư đón gió, khiến cho cảnh sắc càng thêm mê người.
Trên cửa có khắc bốn chữ lớn --- "Túy Tiên sơn trang", đúng là mấy chữ vàng của Triệu Cát.
Vô cùng khí thế.
Dù là người ở tâng lớp thượng tầng như Lý Sư Sư cũng đều xem đến há hốc mồm, thì cũng đủ nói lên điều gì rồi. Nàng sống đến tận bây giờ nhưng cũng là lần đầu tiên nhìn thấy một quán rượu khí phái như thế đấy, vấn đề là, thế này thì còn có thể gọi là quán rượu sao?
- Bên ngoài chỗ này cũng không khiến ta thất vọng, cũng không biết ở bên trong thế nào? Lý Kỳ gật đầu khen ngợi.
Lúc này, có một đám người từ bên trong đi ta, đúng là đám người Điền Thợ Mộc, Đại Trụ với Tiểu Trụ. Mấy người vừa nhìn thấy Tần phu nhân, đã vô cùng kích động, hai mắt đẫm lệ uông uông, khẩn trương đi tới, kính cẩn hành lễ, lại dùng ánh mắt chào hỏi với Lý Kỳ đang đứng phía sau.
Lý Kỳ cười gật đầu.
Hàn huyên một lát, Điền thợ mộc liền đưa tay mời: - Phu nhân, vài vị khách quý, mau mau mời vào bên trong.
Những người liên quan đi vào bên trong, vừa vào cửa đã thấy một quảng trường lớn, ánh mắt của Tần phu nhân lập tức bị hấp dẫn bởi bồn hoa hình tròn lớn ở trung gian, chỉ thấy bên trong chăm hoa đua nở, mỹ lệ đến cực điểm.
Ở bên trái phi thường náo nhiệt, chỉ thấy bên đấy có một loạt tiệm tạp hóa. Cửa hàng không lớn lắn, nhưng có rất nhiều, ít nhất cũng có hơn hai mươi cửa hàng, từng trận mùi hương theo gió bay tới, trước cửa mỗi tiệm đều đứng không ít khách hàng.
Tần phu nhân hiếu kỳ hỏi: - Những mặt tiền cửa hàng này đều là của chúng ta sao?
Điền thợ mộc gật đầu nói: - Đúng vậy, nhưng hiện giờ đang cho người khác thuê, có thể nói là tất cả mỹ thực ở Giang Nam đều tụ tập ở nơi này, phu nhân, cô có muốn nếm thử chút không?
Tần phu nhân lắc đầu, nàng không thích những địa phương đông đúc như vậy.
Lý Sư Sư bỗng nhiên chỉ tay hỏi: - Bên kia là gì vậy?
Chỉ thấy bên phải cũng có một loạt phòng ốc, đồng dạng cũng vô cùng náo nhiệt, tựa như phố xá sầm uất vậy.
Điền thợ mộc lại giải thích: - Ồ, bên kia cũng là cửa hàng, chẳng qua là chuyên môn bán quần áo, trang sức cùng một ít nhu yếu phẩm mà thôi, cũng là chúng ta cho người khác thuê đấy.
Trong sự lý giải của Tần phu nhân, chỗ này không giống quán rượu, càng giống như một cái chợ hơn, nàng nhịn không được hỏi:
- Vì sao ngươi xây dựng những cửa hàng này?
- Kiếm tiền.
Người nói chuyện không phải Điền thợ mộc, mà là Lý Kỳ, hắn vốn không muốn lên tiếng, nhưng do nghe được câu hỏi ngu xuẩn của Tần phu nhân, thật sự là nhịn không được nên mới trả lời.
Điền thợ mộc thật thà chất phác cười cười, nói: - Chính như lời của Đại nhân đã nói.
Tần phu nhân hơi hơi liếc mắt nhìn Lý Kỳ, biết rằng đây nhất định là chủ ý của hắn.
Tửu Quỷ nhìn có chút choáng váng, hỏi: - Ai, ta hỏi này lão Điền, Túy Tiên sơn trang rộng bao nhiêu vậy?
Điền thợ mộc đáp: - Trước mắt chiếm 350 mẫu, còn có 150 mẫu đang xây dựng thêm nữa.
- Má ơi! Lớn như vậy!
Tửu Quỷ lau mồ hôi, liên tục ngạc nhiên thán phục.
Bắc Tống Phong Lưu
Cảnh xuân ở Giang Nam, rốt cuộc đẹp đến thế nào?
Điều này phải hỏi lại Đỗ Mục.
Nghìn dặm oanh ca biếc lẫn hồng Gió lay cờ rượu xóm bên sông
Bốn trăm tám mươi chùa Nam triều Mưa khói che lầu biết mấy không?
Từ xưa đến này, không biết có bao nhiêu tài tử giai nhân, anh hùng nhi nữ đã bị say mê bởi vẻ đẹp của cảnh xuân ở Giang Nam.
Một bài thơ thứ tuyệt lưu danh thiên cổ đã được sáng tác ra giữa cảnh xuân chốn Giang Nam này.
Trên mặt sông, du thuyền qua lại không ngớt, người đánh cá đứng ở đầu thuyền thả lưới, lão nhân ngồi dưới tàng cây bên bờ sông ngâm nga bài dân ca Giang Nam, chỗ nước cạn, mấy cô gái nhỏ đang hát ca dao, hái hoa sen, còn kèm theo từng trận tiếng cười.
Đây là bức tranh sơn thủy về cuộc sống xinh đẹp nhất.
- Cảnh sắc thật mỹ lệ a!
Một con thuyền chở hàng từ phương Bắc đi tới, chỉ thấy một vị giai nhân dựa vào song cửa, hé ra một nửa khuôn mặt tuyệt mỹ ngắm nhìn, một đôi mắt đẹp lưu chuyển nhìn xung quanh, nói ra lời khen ngợi trực tiếp.
Một lát trôi qua, giai nhân lại không kìm lòng nổi mở miệng ngâm nga: - Giang Nam hảo, Phong cảnh cựu tằng am. Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả. Xuân lai giang thuỷ lục như lam. Năng bất ức Giang Nam.
Nàng ngâm nga chính là bài thơ "Ức Giang Nam" của đại thi nhân tiền triều Bạch Cư Dị.
Có thể nào không làm người ta nhớ Giang Nam? (Năng bất ức Giang Nam) một câu cuối cùng này mặc dù không mang theo nửa điểm miêu tả cảnh sắc nhưng lại nói hết lên được vẻ đẹp của phong cảnh Giang Nam.
Nàng ngâm nga xong, lại có một thanh âm êm ái vang lên: - Sư Sư, một bài thơ này của cô, lại khiến ta nhớ lại một bài thơ khác.
Chỉ thấy ngồi đối diện với giai nhân còn có một vị thiếu phụ đương độ tuổi thanh xuân, tư sắc của vị này cũng không thua kém bao nhiêu.
Giai nhân hỏi: - Không biết là bài thơ nào?
Chỉ nghe vị thiếu phụ tuổi trẻ kia ngâm lên:
- Người người đều nói Giang Nam đẹp. Khách chơi muốn ở Giang Nam mãi. Nước xuân biếc như trời. Thuyền ngủ tiếng mưa rơi. Bên lò người tựa nguyệt. Tay trắng như sương tuyết. Chưa già chưa trở về. Trở về lòng tái tê.
Giai nhân hơi sửng sốt một chút, lập tức cười khẽ nói: - Đều nghe nói tài học của Tam Nương so với Lý tỷ tỷ, cũng không thua kém bao nhiêu, hôm nay được thấy, quả thật như thế.
- Cô đừng cười nhạo ta, ta so với Lý tỷ tỷ còn kém xa lắm.
Thiếu phụ tuổi trẻ lắc đầu bảo.
- Điều này ta đồng ý.
Lúc này, lại vang lên một tiếng cười hì hì: - Phu nhân, ta còn tưởng rằng người chỉ biết tụng kinh phật thôi cơ, hóa ra phu nhân còn có thể ngâm nga những bài thơ phóng túng nữa đấy, thật sự là thâm tàng bất lộ a.
Nói chưa hết, đã thấy một nam tử tuấn tú thanh nhã đi ra phía trước cửa sổ.
Thiếu phụ tuổi trẻ liếc nhìn nam tử một cái, hỏi rằng: - Ngươi đã rửa bát xong chưa?
- Xong cả rồi, rửa bát là môn bắt buộc của đầu bếp mà, bản nhân đã rửa bát thì chỉ có bóng loáng thôi. Nam tử cười ha ha nói, chỉ có điều nụ cười có chút cứng ngắc.
Giai nhân cười khúc khích nói: - Kỳ thật ngươi nói cũng không sai, bài thơ Tam Nương vừa ngâm cũng có chút quan hệ với Kinh Phật đấy.
- Hả? Chẳng lẽ Đạo Phật cũng có lúc buồn đứt ruột đứt gan sao?
Thiếu phụ tuổi tuổi trẻ trợn mắt nhìn nam tử một cái: - Cái miệng này của ngươi đến bao giờ mới đổi được chứ.
Giai nhân cười khẽ nói:
- Bài này do thi nhân tiền triều sáng tác, có tên "Bồ Tát man"
Nam tử hỏi: - Bồ Tát man? Tên này thật quái lạ a.
Thiếu phụ tuổi trẻ nói: - Bài này lúc đầu là một khúc nhạc, sau lại thành tên làn điệu, cuối cùng lại thành tên một bài ca đêm. Không giống như ngươi nghĩ đâu.
- Thật là tẻ nhạt.
Nam tử gật đầu, bộ dáng giống như không hiểu nhưng cứ giả vờ hiểu.
Giai nhân đột nhiên nói:
- Thường nghe thấy Kim Đao Trù Vương là người thơ bếp song tuyệt, thường hay có những tác phẩm kinh diễm, không biết chúng ta hôm nay có vinh hạnh được kiến thức tài thơ bếp song tuyệt của ngươi hay không?
Thiếu phụ tuổi trẻ nói: - Ta nhớ những lời này hình như do chính ngươi nói ra đấy.
Nam tử kinh ngạc hỏi: - Thế sao? Khi nào ta lại nói thật thế chứ? Hình như không quá giống phong cách của ta a!
Thiếu phụ tuổi trẻ không biết phải đáp lại thế nào, rốt cuộc nên nói hành thành thật hay là không thành thật đây? Mặc kệ nói thế nào, thì đều là khen hắn cả!
Giai nhân nói: - Một khi đã vậy, thì hãy để chúng ta được mở mang kiến thức một lần đi.
- Ách
Trong lúc nhất thời nam tử đổ mồ hôi như mưa, có vẻ rất xấu hổ, chợt nghe thấy được một tiếng hát tang thương cất lên bên dòng sông: - Nghe nói Giang Nam đầy hương rượu Khiến người đi đường muốn đoạn trường Ai ngờ Giang Nam không phải men say Cười xem gió xuân thổi đưa hương cả mười dặm.
Hai nữ tử đều sửng sốt, Quay đầu nhìn lại, chỉ thấy một lão giả kéo đàn nhị hồ bên bờ sông, tự kéo tự hát, vô cùng thích ý thư giãn. Giai nhận nhịn không được khen: - Hay! Nối rất hay!
Thiếu phụ tuổi trẻ cũng gật đầu liên tục.
Bài thơ "Ức Giang Nam" của Bạch Cư Dị miêu tả cảnh sắc xinh đẹp ở Giang Nam, vẻ đẹp phong cảnh cùng vẻ đẹp của người phụ nữa, câu mở đầu đã là " Giang Nam đẹp" để đi thẳng vào vấn đề luôn.
Nhưng sau đó thiếu phụ tuổi trẻ lại ngâm nga bài thơ "Bồ Tát man", với câu mở đầu là "Mỗi người đều nói Giang Nam đẹp" đúng là mượn một câu "Giang Nam đẹp" kia của Bạch Cư Dị để biểu đạt nỗi nhớ nhà nhưng không quay về được của mình, các ngươi đều cho rằng Giang Nam đẹp, nhưng ta lại không nghĩ thế, ta càng thích quê ta hơn, chả có câu --- có đẹp hay không cũng là sông nước cố hương, có thân thiết hay không, cùng là người cùng cố hương.
Chỉ do quê ta đang có chiến hỏa, có trở về cũng buồn đứt ruột đứt gan, đúng là "Hoàn hương tu đoạn tràng"
Mà lời bài hát lão giả kia cất lên, tạm thời chưa nói chủ ý của bài thơ thế nào, nhưng kết hợp với bài thơ "Bồ Tát man" trước, cũng có thể lý giải là vì thấy được cảnh xuân say lòng người của Giang Nam, cho nên nhũng người buồn tê tái có thể nương cảnh đẹp để tiêu trừ nỗi nhớ nhà trong lòng, nào biết được cảnh sắc cũng không phải men say, càng không thể tiêu sầu, nên trong lòng càng sầu hơn ngàn vạn lần, những người không về được chỉ có thể ký thác cho gió xuân mong muốn ngửi thấy được hơi thở của cố hương.
Ba bài thơ liên tiếp cùng một chỗ, có thể nói là thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
Ba người này đúng là Lý Kỳ, Lý Sư Sư, Tần phu nhân, theo đường xa từ Đông Kinh đến đây.
Từ sau khi một mũi tên do Mã Kiều bắn rơi cột buồm, Lý Kỳ tạm thời thoát khỏi giằng co của khắc tinh, trong lúc ngắm phong cảnh giải buồn ven đường đi, bọ họ đã bất tri bất giác đến Giang Nam, bởi vì ba người đều mới đến Giang Nam lần đầu tiên, cho nên đã nhanh chóng bị cảnh đẹp của Giang Nam hấp dẫn.
Ngâm thơ kiểu này thật đúng không phải sở trường của Lý Kỳ, ngẫu nhiên ngâm thơ một lần cũng đã phi thường miễn cưỡng rồi, sao có thế lúc nào cũng kinh diễm được chứ, hắn khẩn trương nói sang chuyện khác:
- Đi nửa ngày cuối cùng chúng ta cũng đến Hàng Châu rồi, các cô chuẩn bị tốt đồ đạc của mình đi, chúng ta sắp rời thuyền, chuyển sang đi đường bộ.
Lý Sư Sư kinh ngạc hỏi: - Không thể đi đường thủy vào thành sao?
Lý Kỳ nói: - Muốn thì cũng đi được, nhưng chỗ ở của chúng ta không tại trong thành, hơn nữa, nếu tiếp tục đi đường thủy thì nhất định sẽ phải đi cả ban đêm mới được.
Trong lòng Tần phu nhân luôn nhớ mong chuyện của Lý Thanh Chiếu, liền hỏi: - Chỗ ở của chúng ta cách Hàng Châu bao xa vậy?
- Rất xa, hôm nay nhất định sẽ không tới được.
- Vậy ta nghỉ ngơi ở đâu.
- Túy Tiên sơn trang.
Lại đi một canh giờ, thuyền của Lý Kỳ đỗ ở một bến tàu vắng vẻ, đoàn người từ trên thuyền đi xuống. Bởi vì Lý Kỳ đã sắp xếp xong hết mọi chuyện từ trước đó rồi, một ít chuyện vụn vặt đều có người xử lý, cho nên cũng cần không tốn rất nhiều thời gian, đám người Lý Kỳ đã ngồi lên xe ngựa, đi về hướng đông.
Mấy năm trước, Túy Tiên Cư cũng đã bắt đầu kiến tạo ở Giang Nam rồi. Cách ba bốn năm, quán rượu kiểu mới này cũng xây xong rồi.
Làm người thiết kế chính, Lý Kỳ còn chưa từng xem qua đâu, trong lòng hắn chờ mong vạn phần a.
Đi khoảng hơn hai canh giờ, đám người Lý Kỳ chạy tới kịp đại bản doanh của Túy Tiên Cư ở Giang Nam trước khi mặt trời mọc.
Mấy người đều xuống xe ngựa, vì không để người khác chú ý, Tần phu nhân cùng Lý Sư Sư đều đội khăn che mặt, mà Lý Kỳ thì thay một bộ trang phục của tôi tớ, đứng chung một chỗ với bọn Mã Kiều, Tửu Quỷ.
Trước mắt, hắn còn chưa muốn để cho ai biết Xu Mật Sứ là hắn đã đến Hàng Châu rồi, nhưng, đi cả một đám người như vậy thì khó tránh khỏi sẽ khiến người khác chú ý. Vừa lúc Tần phu nhân cũng đi cùng, nên Lý Kỳ dựa luôn vào Tần phu nhân ngụy trang che dấu thay cho mình, dù sao Tần phu nhân cũng là chủ nhân trên danh nghĩa của Túy Tiên Cư, nàng tới đây tra xét, cũng chỉ là chuyện bình thường thôi.
Vừa xuống xe, mọi người còn chưa hết choáng váng, đã phát ra một trận tiếng thán phục.
Ở đây, độ rộng của cửa chính đã hơn cả cửa thành rồi, dài chừng 27 28 met, rộng chừng 8 9 mét, cao khoản hai mươi mét, có tổng cộng ba cửa chính hình vòm, ở trên điêu khắc tinh mỹ vô cùng, nhìn hào phóng đại khí. Chỉ nhìn vào độ rộng của cửa cũng tượng tượng ra được nơi này to lớn như thế nào rồi.
Kỳ thật ở cổ đại cũng có không ít quy củ cần chú ý cũng như bị hạn chế đấy, nhưng Triệu Cát là một người làm nghệ thuật, ông ta thích sáng tạo, cũng thích ganh đua so sánh với người khác, ở phương diện này ông ta vô cùng khai sáng, tại sự cai trị của ông ta, tất cả những thứ liên quan đến nghệ thuật đều được phát triển quy củ, gần như mọi thứ đều có thể có mà cũng có thể không cần, cho nên cánh cửa này chẳng những không bị người khác chê cười mà còn chiếm được sự yêu thích của Triệu Cát nữa.
Hai bên trồng không ít cây cối, cây cao bóng cả, vô cùng chỉnh tề lắc lư đón gió, khiến cho cảnh sắc càng thêm mê người.
Trên cửa có khắc bốn chữ lớn --- "Túy Tiên sơn trang", đúng là mấy chữ vàng của Triệu Cát.
Vô cùng khí thế.
Dù là người ở tâng lớp thượng tầng như Lý Sư Sư cũng đều xem đến há hốc mồm, thì cũng đủ nói lên điều gì rồi. Nàng sống đến tận bây giờ nhưng cũng là lần đầu tiên nhìn thấy một quán rượu khí phái như thế đấy, vấn đề là, thế này thì còn có thể gọi là quán rượu sao?
- Bên ngoài chỗ này cũng không khiến ta thất vọng, cũng không biết ở bên trong thế nào? Lý Kỳ gật đầu khen ngợi.
Lúc này, có một đám người từ bên trong đi ta, đúng là đám người Điền Thợ Mộc, Đại Trụ với Tiểu Trụ. Mấy người vừa nhìn thấy Tần phu nhân, đã vô cùng kích động, hai mắt đẫm lệ uông uông, khẩn trương đi tới, kính cẩn hành lễ, lại dùng ánh mắt chào hỏi với Lý Kỳ đang đứng phía sau.
Lý Kỳ cười gật đầu.
Hàn huyên một lát, Điền thợ mộc liền đưa tay mời: - Phu nhân, vài vị khách quý, mau mau mời vào bên trong.
Những người liên quan đi vào bên trong, vừa vào cửa đã thấy một quảng trường lớn, ánh mắt của Tần phu nhân lập tức bị hấp dẫn bởi bồn hoa hình tròn lớn ở trung gian, chỉ thấy bên trong chăm hoa đua nở, mỹ lệ đến cực điểm.
Ở bên trái phi thường náo nhiệt, chỉ thấy bên đấy có một loạt tiệm tạp hóa. Cửa hàng không lớn lắn, nhưng có rất nhiều, ít nhất cũng có hơn hai mươi cửa hàng, từng trận mùi hương theo gió bay tới, trước cửa mỗi tiệm đều đứng không ít khách hàng.
Tần phu nhân hiếu kỳ hỏi: - Những mặt tiền cửa hàng này đều là của chúng ta sao?
Điền thợ mộc gật đầu nói: - Đúng vậy, nhưng hiện giờ đang cho người khác thuê, có thể nói là tất cả mỹ thực ở Giang Nam đều tụ tập ở nơi này, phu nhân, cô có muốn nếm thử chút không?
Tần phu nhân lắc đầu, nàng không thích những địa phương đông đúc như vậy.
Lý Sư Sư bỗng nhiên chỉ tay hỏi: - Bên kia là gì vậy?
Chỉ thấy bên phải cũng có một loạt phòng ốc, đồng dạng cũng vô cùng náo nhiệt, tựa như phố xá sầm uất vậy.
Điền thợ mộc lại giải thích: - Ồ, bên kia cũng là cửa hàng, chẳng qua là chuyên môn bán quần áo, trang sức cùng một ít nhu yếu phẩm mà thôi, cũng là chúng ta cho người khác thuê đấy.
Trong sự lý giải của Tần phu nhân, chỗ này không giống quán rượu, càng giống như một cái chợ hơn, nàng nhịn không được hỏi:
- Vì sao ngươi xây dựng những cửa hàng này?
- Kiếm tiền.
Người nói chuyện không phải Điền thợ mộc, mà là Lý Kỳ, hắn vốn không muốn lên tiếng, nhưng do nghe được câu hỏi ngu xuẩn của Tần phu nhân, thật sự là nhịn không được nên mới trả lời.
Điền thợ mộc thật thà chất phác cười cười, nói: - Chính như lời của Đại nhân đã nói.
Tần phu nhân hơi hơi liếc mắt nhìn Lý Kỳ, biết rằng đây nhất định là chủ ý của hắn.
Tửu Quỷ nhìn có chút choáng váng, hỏi: - Ai, ta hỏi này lão Điền, Túy Tiên sơn trang rộng bao nhiêu vậy?
Điền thợ mộc đáp: - Trước mắt chiếm 350 mẫu, còn có 150 mẫu đang xây dựng thêm nữa.
- Má ơi! Lớn như vậy!
Tửu Quỷ lau mồ hôi, liên tục ngạc nhiên thán phục.
Bắc Tống Phong Lưu
Đánh giá:
Truyện Bắc Tống Phong Lưu
Story
Chương 1388: Giang nam! giang nam!
10.0/10 từ 34 lượt.